Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn cách sửa chữa UPS (Bộ lưu điện) làm được ngay, bài viết được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, xử lý những lỗi cơ bản rất dễ dàng. Với các lỗi chuyên sâu thì phải có kiến thức chuyên sâu và đặc biệt phải có linh kiện phù hợp để thay thế.
HOTLINE 0906 394 871 – 097 978 01 09 nhận kiểm tra sửa chữa UPS tận nơi
Cách sửa chữa UPS không hề đơn giản với những người không có kiến thức nghề, đặc thù UPS sử dụng rất nhiều linh kiện công suất, do đó, việc làm sai sót có thể dẫn tới cháy nổ và gây ra những tiếng nổ khá lớn. Trước khi làm theo hãy chắc chắn rằng bạn am hiểu về an toàn điện.
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬA CHỮA UPS MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP
1. Lỗi không lưu điện – lưu điện kém – không lưu điện – Hay còn gọi là lỗi ắc quy
Mô tả: UPS APC, Santak… chạy điện lưới bình thường, khi có sự cố sụp nguồn, mất điện thì UPS tắt theo luôn, hoặc lưu điện rất ít. Khi có điện trở lại có thể bật UPS lên được, cũng có thể không bật lên được luôn.
Lỗi này thường xảy ra sau quãng thời gian dài UPS chưa được thay bình mới, thường từ 3 năm trở lên. Và hay xuất hiện sau khi mất điện hoặc tắt UPS trong quãng thời gian dài rồi sau đó mở không lên.
Cách khắc phục: Đo bình ắc quy xem có còn điện không, trước tiên là đo điện áp bình bằng đồng hồ VOM, điện áp bình được xem là tốt là từ 12.5V trở lên, có thể dao động trong biên độ 12.3 – 13.5V. Nếu bình có điện áp không đạt thì nên thay bình mới đi là vừa.
Một số trường hợp bình ắc quy khi đo điện áp đạt, tuy nhiên khi bỏ vào UPS vẫn không điện. Lý do là dòng xả bên trong bình đã cạn kiệt, chỉ còn điện áp thả nổi cho nên ta đo điện áp đạt nhưng vẫn không sử dụng được. Lúc này nên dùng đồng hồ xả dòng ắc quy để kiểm tra thêm, hoặc xem bình sài trên 3 năm thì thôi thay cái mới luôn cho nhanh.
Cách sửa chữa Bộ lưu điện nhanh là đo điện áp bình trước, xong mới tiến hành kiểm tra bo mạch
2. Lỗi UPS kêu tít tít – hay còn gọi là lỗi bo
Mô tả: Bộ lưu điện kêu tít tít ngắt quãng, có thể 1 giây tít 1 cái, có khi 4 giây hoặc 10 giây hoặc có khi mấy phút kêu 1 tiếp bíp.
Hoặc UPS tít liên tục kèm theo ngắt điện ngõ ra và đèn đỏ phát sáng
Khắc phục: Đối với UPS kiêu liên tục ngắt nhịp. Đây là dấu hiệu UPS báo hư bình ắc quy, thường đèn đỏ chớp nháy ngay tại vị trí hiển thị bình ắc quy. Cũng có thể là khi UPS chạy chế độ bình phát ra tiếng kêu như vậy.
Một số UPS online khi chạy chế độ bypass mà không on lên thì sau 2 phút sẽ báo tít 1 cái. Trường hợp này phải xem cụ thể mới có thể biết được.
Trong trường hợp UPS báo tít liên tục kèm theo UPS không chạy bình thường thì rất có khả năng UPS đã bị hư bo mạch bên trong, nên kiểm tra
Cũng có thể một số UPS bị đứt cầu chì ngõ vào điện lưới, nên kiểm tra va thay thế. Tuy nhiên, thường khi UPS bị đứt cầu chì bên trong mạch có linh kiện bị hư hỏng, cho nên phải kiểm tra kỹ càng trước khi thay cầu chì mới .Nếu không sẽ làm cho bo mạch bị nổ, hư hỏng thêm.
3. Lỗi UPS không sạc được
Mô tả: UPS hoạt động bình thường, tuy nhiên không có điện áp sạc cho bình, dần dần bình không được nạp điện trong khi cúp điện thì bình lại xả điện thêm. Do đó, bình mới mua về thay vào nhưng không lưu điện
Khắc phục: Đo xem điện áp sạc có hay không. Điện áp sạc chuẩn cho bình ắc quy UPS là 13.7VDC cho 1 bình. Nếu nếu mắc nối tiếp nhiều bình thì nhân số lượng bình cho 13.7 sẽ được điện áp sạc.
Kiểm tra bo mạch sạc các linh kiện như IC, Diot, Điện trở…các giá trị nếu sai nên thay thế cái mới
4. Lỗi UPS không nhận điện lưới
Mô tả: Khi khởi động chế độ bình ắc quy vẫn chạy bình thường. Cấp điện lưới cho UPS thì không nhận, lúc này UPS vẫn chạy chế độ bình ắc quy cho dù đã cấp điện lưới tới UPS
Khắc phục: Đối với các UPS công suất nhỏ, thì kiểm tra xem cầu chì có bị đứt hay không, nếu có hãy thay thế chúng và thử lại (tất nhiên là phải kiểm tra sơ bộ các linh kiện trong bo mạch)
Một số trường hợp hư hỏng linh kiện bên trong thì nên tháo ra và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cấp điện lưới lại.
5. Một số lỗi khác
– Lỗi UPS có điện áp ngõ ra quá cao: Đo ngõ ra của UPS thì thấy điện áp lên cao hơn mức bình thường. Thông thường điện áp chuẩn là 220VAC/230VAC. Lỗi này thường hư hỏng linh kiện trong mạch
– Lỗi UPS có điện áp ngõ ra quá thấp: tương tự ở trên, lúc này điện áp ngõ ra quá thấp không thể cấp cho thiết bị được. Lỗi này cũng hư hỏng linh kiện bên trong
– Lỗi UPS có tần số sai: Tần số chuẩn là 50Hz hoặc 60Hz cộng trừ tới 1Hz. Tuy nhiên một vài UPS bị lỗi linh kiện thì lại sai tần số. Kiểm tra các vi điều khiển, các điện trở hồi tiếp xem có bị sai trị số không
– Lỗi UPS kêu tạch tạch: Nghe UPS kêu lạch cạch rất vui tai, nhưng thật chất relay đá liên tục là có vấn đề rồi. Kiểm tra ngay rờ le đó và các ic cấp nguồn cho nó ngay
– Lỗi UPS báo trên màn hình LCD: Với các lỗi này tùy từng mỗi loại UPS sẽ tra lỗi tương ứng với manual của sản phẩm. Đa phần là các mã lỗi của các khối làm việc bên trong như DC-DC, DC-AC, Khối Sạc, Khối Nguồn, Điện Áp Bus…
Trên đây là cách sửa chữa ups một số lỗi căn bản thường hay gặp nhất của các dòng UPS APC, SANTAK, EMERSON, DELTA, RIELLO, ARES, DALE, PROLINK, APOLLO….
NÊN TÌM ĐỊA CHỈ SỬA CHỮA UPS Ở ĐÂU UY TÍN
Hiện nay chúng tôi hiện đang là trung tâm sửa chữa bộ lưu điện UPS hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi nhận sửa chữa tất cả các lỗi UPS hư hỏng, có bo mạch thay thế, thay bình ắc quy chính hãng. Đặc biệt có dịch vụ cho thuê bộ lưu điện giá rẻ chất lượng lắp đặt tận nơi…
Cách Sửa Chữa UPS không đơn giản vì làm việc ở điện áp cao, các linh kiện công suất khả năng cháy nổ trong quá trình kiểm tra rất hay xảy ra. Do đó, nếu các bạn có muốn tự kiểm tra sửa chữa nên có kỹ năng về an toàn điện, khả năng phân tích mạch điện tử và phải thực hiện có sự giám sát của người khác để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.