Hôm nay trung tâm sửa chữa bộ lưu điện ups Toàn Tâm sẽ chia sẻ bài viết về kiến thức an toàn điện, hy vọng mọi người sẽ đọc và nhận được nhiều giá trị từ bài viết này
Đây là bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tại sao con người lại bị điện giật và cách phòng tránh hiểm họa này như thế nào. Điện giật không chỉ là một vấn đề về an toàn điện mà còn có thể gây thương tích nặng, thậm chí gây tử vong nếu không biết cách ứng phó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
1. Dòng điện là gì
Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện thường là các electron ở trong môi trường nào đó như kim loại, chất điện phân, chất khí hay chất bán dẫn. Đó là số lượng electron đi qua một điểm nhất định trong một giây. Có nghĩa là nếu nhiều electron hơn đi qua một điểm nhất định thì dòng điện sẽ lơn hơn. Dòng điện được đo bằng Ampe hoặc amp.
Dòng điện càng lớn thì gây ảnh hưởng tới cơ thể càng nặng và thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu thì càng nguy hiểm, với các dòng điện 3 pha công suất lớn thì thời gian gây tử vong tính bằng giây.
2. Các nguyên nhân bị điện giật:
Nguyên nhân chính là do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện trong một thời gian nhất đinh, và trong thời gian đó dòng điện chay qua cơ thể gây thương tổn hoặc tử vong, những nguyên nhân như sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện: Điều này xảy ra khi bạn chạm vào các đường dây điện trần, thiết bị điện hoặc bất kỳ nguồn điện nào đang hoạt động. Lúc này cơ thể chúng ta đóng vai trò như một phụ tải cho nguồn điện chạy qua.
- Tiếp xúc với nước: Nước là một chất dẫn điện tốt, nên khi bạn ẩm ướt hoặc đứng trong nước và tiếp xúc với nguồn điện thì nguy cơ điện giật sẽ tăng lên đáng kể
- Sự cố điện trong nhà: Điện bị rò rỉ hoặc đấu nối không đúng gây ra điện bị chạm chập và gây ra hiện tượng nhiễu điện, khi tiếp xúc với bất kỳ thiết bị kim loại hoặc nước thì sẽ gây ra bị giật điện
- Sự cố thiết bị điện: Các thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt, máy lọc không khí, có thể trở nên nguy hiểm nếu xảy ra sự cố hoặc tiếp xúc với nước.
3. Các múc độ khi bị điện giật
Có nhiều mức độ tác động khác nhau tới cơ thể khi bị điện giật, từ đơn giản tới nguy hiểm, dưới đây là những mức độ hay gặp phải nhất:
- Chạm Nhẹ (Tingle): Đây là mức độ điện giật nhẹ nhàng, thường không gây ra hại lớn cho người bị tác động, do dòng điện lúc này qua người bé và trong thời gian ngắn, do đó người bị điện giật ở mức này có thể cảm thấy một cảm giác nhẹ như kích thích hoặc sưng nề. Điều này thường xảy ra khi tiếp xúc với điện áp thấp, dòng điện nhỏ.
- Đau (Painful Shock): Khi tiếp xúc với điện áp cao hơn thì lúc này dòng điện qua người sẽ lớn hơn, mức độ này gây ra đau và không thoải mái đáng kể. Người bị điện giật có thể cảm thấy đau nhức ở vùng tiếp xúc với dòng điện.
- Mất Kiểm Soát (Muscular Control Loss): Khi tiếp xúc với điện áp cao và dòng điện qua lớn ảnh hưởng tới cơ thể và Ở mức độ này, dòng điện có thể làm mất kiểm soát cơ bắp, co lại. Người bị điện giật có thể không thể kiểm soát được cử động cơ bắp và bị cuốn vào nguồn điện.
- Ngưng Tim (Cardiac Arrest): Điện giật ở mức độ cao có thể gây ra ngưng tim. Dòng điện có thể làm rối loạn nhịp tim và gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Điều này xảy ra với điện áp cao và dòng điện lớn trong khoảng thời gian nhất điện như chạm trực tiếp vào điện nguồn
- Tử Vong (Fatality): Trường hợp này điện giật cực kỳ mạnh hoặc kéo dài có thể dẫn đến tử vong, do điện áp quá lớn và dòng điện quá cao chạy qua cơ thể làm cơ thể tê liệt hoàn toàn các bộ phần. Thường bị điện giật ở nơi có điện áp cao, chẳng hạn như trong các trạm điện, lưới điện cao áp, hoặc trong các tình huống nguy hiểm như tai nạn công nghiệp.
Khi làm dịch vụ cho thuê Bộ lưu điện UPS, chúng tôi cũng chứng kiến nhiều trường hợp bị điện giật, tuy là mức độ nhẹ nhưng rất hay gặp do điện bị rò ra vỏ thiết bị và khi tiếp xúc sẽ bị
Điện giật có thể gây ra các vấn đề về thương tật và hiểm họa với con người nếu không hiểu kỹ và an toàn điện, và việc phòng tránh cần đòi hỏi sự cẩn trọng và kiến thức về an toàn điện, và luôn luôn không chủ quan khi thao tác liên quan tới nguồn điện.
Luôn luôn hạn chế tiếp xúc với nguồn điện khi không cần thiết và tuân thủ các quy tắc an toàn điện để đảm bảo sự bảo vệ cho bản thân và người khác, tránh đấu điện sống và làm điện một mình vì rất nguy hiểm. Nếu bạn hoặc ai đó gặp tình huống bị điện giật, hãy gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu và tìm cách ngắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể.
4. Cách phòng tránh bị điện giật
Biết sự nguy hiểm của nguồn điện chúng ta luôn luôn cảnh giác và đảm bảo sự an toàn lên cao nhất, vì chỉ cần chủ quan lơ là là có thể trả giá rất lớn có thể bằng cả tính mạng con người. Một số cách phòng tránh như sau:
- Không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, thiết bị điện công suất lớn, hãy đo đạt cẩn thận bằng đồng hồ, bút thử điện trước khi thao tác hoặc cảm thấy không an toàn thì chưa nên làm.
- Luôn luôn làm điện phải có ít nhất 1 người giám sát để đề phòng các trường hợp sự cố xảy ra thì có người tương trợ.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện: Để đảm bảo an toàn, hãy định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện trong nhà. Nếu phát hiện sự cố, hãy sửa chữa ngay lập tức hoặc ngắt CB tổng để ngắt toàn bộ điện và chờ thợ điện tới kiểm tra.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ: Sử dụng các thiết bị an toàn như bộ ngắt mạch, bảo vệ quá tải và ổ cắm chống nước để giảm nguy cơ điện giật.
- Tránh tiếp xúc với nguồn điện khi ẩm ướt: Không sử dụng các thiết bị điện khi bạn ẩm ướt hoặc đứng trong nước. Đặc biệt, hãy tránh đứng trần dưới mưa hoặc thời tiết ẩm ướt.
- Dụng cụ bảo vệ: Phải sử dụng găng tay cách điện và thiết bị dụng cụ đo dòng điện để phát hiện và thao tác cho an toàn
- Học cách cứu hộ: Nếu ai đó bị điện giật, hãy học cách cứu hộ an toàn bằng cách hô hấp nhân tạo, tạo khí lồng ngực…và không tiếp xúc trực tiếp với họ. Sử dụng các dụng cụ như gậy cách điện để tách họ ra khỏi nguồn điện càng nhanh càng tốt.
Toàn Tâm UPS là trung tâm chuyên bảo trì bộ lưu điện ups tận nơi, giá rẻ, mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Hotline 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)