Thông thường khi sử dụng Bộ lưu điện (UPS) thì không sử dụng Máy phát điện và ngược lại, bởi vì hai thiết bị này về tính năng và công dụng gần như nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc phải kết hợp hai sản phẩm này lại với nhau để cho ra công dụng hiệu quả nhất.
Bộ lưu điện và Máy phát điện đều tạo ra nguồn điện để cung cấp cho thiết bị được kết nối đến khi điện lưới bị cúp, và từ đó có thể duy trì nguồn điện ổn định trong một khoảng thời gian đủ để thiết bị sử dụng và tắt mở an toàn.
Khi nào thì sử dụng Bộ lưu điện ?
Bộ lưu điện được sản xuất ra phục vụ nhu cầu lưu điện cho thiết bị, do đó bất kỳ thiết bị nào cũng có thể sử dụng được. Tuy nhiên giá thành là điều đáng quan tâm nhất, chỉ thực cần thiết thì mới nên mua thiết bị này dù gì chi phí cũng không hề rẻ. Nếu so với Máy phát điện thì Bộ lưu điện cho giá thành cao hơn.
Một số thiết bị và ứng dụng nên sử dụng bộ lưu điện như: Máy tính, Server, máy tính tiền, máy ATM, máy xét nghiệm, máy siêu âm, máy in phim X-Quang, máy phân tích, tủ điều khiển thang máy, tủ điều khiển hệ thống, và một số ứng dụng trong sân bay, lưu dữ liệu ngân hàng, hệ thống công nghiệp….
Ngoài tính năng lưu điện dự phòng, hầu hết các UPS đều thêm nhiều tính năng khác như lập lịch tắt mở, xem trạng thái qua mạng Internet, giao tiếp máy tính, điều khiển tắt/mở thiết bị, đo nhiệt độ phòng….
Bộ lưu điện chỉ thực sự cần thiết với các thiết bị yêu cầu nguồn điện dự phòng cung cấp thời gian vừa đủ, ổn định về điện áp, dòng điện và tần số. Thời gian chuyển mạch (thời gian trễ) ít và không ảnh hướng tới thiết bị.
Chẳng hạn như Server lưu trữ dữ liệu, khi cúp điện chắc chắn rằng dữ liệu sẽ mất và khả năng phục vụ lại rất tốn thời gian và công sức. Nhưng nếu sử dụng máy phát điện thì do độ trễ chuyển mạch của máy phát làm cho Server tắt hoặc khởi động lại mà không chạy liên tục được. Như vậy Server vẫn không lưu dữ liệu được, do đó bắt buột phải sử dụng tới Bộ lưu điện. Còn những thiết bị khác thì không nên sử dụng bộ lưu điện để tránh lãng phí.
Xem thêm thông tin Bộ lưu điện Santak TG500: tại đây
Khi nào thì sử dụng Máy phát điện ?
Tương tự như Bộ lưu điện, Máy phát điện cũng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên điểm khác biệt đó là thời gian cung cấp nguồn điện lâu, không cần quan tâm tới thời gian chuyển mạch. Có thể thấy Máy phát điện thường dùng cho các tòa nhà và có công suất lớn từ hàng trăm KVA trở lên.
Chi phí mua xăng dầu để cung cấp năng lượng cho máy phát luôn rẻ hơn so với ắc quy cung cấp cho bộ lưu điện. Do đó mà Máy phát điện được sử dụng rộng rãi hơn.
Máy phát điện chỉ hoạt động khi điện bị cúp còn lại thì đem vào bảo quản, khác với Bộ lưu điện phải chạy liên tục cho dù điện có cúp hay không.
Một số dòng máy phát điện hiện nay như Honda, Mitsubishi, Doosan, Kohler, Hữu Toàn, Hyundai, Yamaha….
Sự kết hợp giữa Bộ lưu điện và máy phát điện
Có một câu hỏi đặt ra là: “Thiết bị đó bắt buột phải sử dụng Bộ lưu điện (thời gian chuyển mạch thấp) nhưng sử dụng trong thời gian lâu, đồng thời chi phí phải tiết kiệm”.
Nếu chúng ta mua bộ lưu điện và đầu tư hệ thống ắc quy lớn sẽ đảm bảo được yêu cầu như câu hỏi nêu trên, tuy nhiên về giá thành thì rất lớn. Thời gian lưu điện càng lâu thì giá thành sẽ càng cao.
Sử dụng máy phát điện thì không được vì thời gian chuyển mạch cao không đáp ứng được yêu cầu. Do đó, chúng ta nên kết hợp hai sản phẩm này lại với nhau để cho ra giải pháp hữu hiệu nhất.
– Bước 1: Chúng ta phải mua Bộ lưu điện có công suất phù hợp với thiết bị. Không nên chọn công suất quá cao để tránh lãng phí, tốt nhất nên chọn công suất UPS gấp đôi công suất thiết bị. Thời gian lưu điện dự trù khoảng 5 – 10 phút là đủ. Thời gian này đủ để khi điện lưới cúp, UPS vẫn duy trì cho tải hoạt động chờ máy phát điện hoạt động lên.
– Bước hai: Chọn mua mua máy phát điện lớn hơn công suất UPS hoặc tận dụng máy phát của toàn nhà, sài chung vẫn được. Khi có UPS lưu điện đủ thời gian chờ máy phát chạy lên thì lúc này Máy phát đóng vai trò như nguồn điện lưới cấp cho UPS, và UPS sẽ chuyển qua chạy ở chế độ điện lưới cho tới khi điện có lại (Lúc này Máy phát tắt). UPS sẽ vẫn chạy điện lưới bình thường và tải sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.
Ở đây, chúng ta đã giải quyết được hai yêu cầu ở trên đó là:
– Thứ nhất: Sử dụng Bộ lưu điện lưu cho thiết bị tránh trường hợp thiết bị tắt hoặc khởi động lại như sử dụng máy phát điện
– Thứ hai: Cho thời gian dự phòng lâu mà chi phí vẫn thấp
Thực ra, hầu hết các tòa nhà hiện nay đã có máy phát điện, do dó các công ty bên trong chỉ cần trang bị thêm Bộ lưu điện nữa là đủ. Việc kết hợp Bộ lưu điện và Máy phát điện rất quan trọng và đạt hiệu quả cao trong lưu điện dự phòng.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn cũng như có cách tận dụng hợp lý.