Thời gian chuyển mạch, chế độ bypass UPS là gì

Những thuật ngữ như Thời Gian Chuyển Mạch UPS, Chế Độ Bypass UPS, UPS Offline, Online…là gì là những thắc mắc mà những ai đang và sẽ quan tâm về Bộ lưu điện đang tìm hiểu.

Hôm nay trung tâm sửa UPS tận nơi chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các thuật ngữ này và chia sẻ thêm những điều thú vụ mà chỉ có trong bài viết này mà thôi. Hy vọng sẽ đem tới những kiến thức dễ hiểu và dễ nhớ dành cho quý vị.

Mọi thông tin cần mua Bộ lưu điện –  sửa chữa UPS – bảo trì – cần thuê UPS – Mua UPS cửa cuốn…liên hệ ngay 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram) để được hỗ trợ

THỜI GIAN CHUYỂN MẠCH UPS LÀ GÌ

Thời gian chuyển mạch UPS là thời gian chuyển đổi trạng thái hoạt động của UPS từ chế độ điện lưới sang ắc quy và ngược lại. Tức là khoảng thời gian khi cúp điện xảy ra hoặc có điện trở lại, UPS có thời gian chuyển mạch càng ngắn càng tốt.

Thời gian này được tính bằng mili giây (ms), và ứng với mỗi công nghệ UPS hoặc với mỗi hãng UPS sẽ có thời gian không giống nhau, nhưng tựu chung lại thời gian này đều đáp ứng được đa phần cho các thiết bị.

Đóng vai trò trong việc chuyển đổi này có thể là rờ le (relay), cao cấp hơn là chuyển mạch điện tử bằng SCR, tụ điện Bus….

Ví dụ đơn giản: Khi bạn mua một bộ lưu điện và xài cho máy tính, khi bình thường thì UPS sẽ được cắm vào ổ điện, còn máy tính sẽ được cắm vào UPS. Lúc này UPS sẽ chạy điện lưới và cấp điện cho máy tính.

Nhưng khi cúp điện xảy ra, tức là lúc này điện ổ cắm đã không còn, UPS phải lấy điện từ ắc quy để chuyển đổi và cấp cho máy tính. Trong quá trình chuyển đổi này thì sẽ có thời gian trễ rất nhỏ ms, và được gọi là thời gian chuyển mạch. Hoặc khi có điện trở lại thì UPS sẽ chạy bằng điện lưới và ngưng chạy ắc quy sẽ có thời gian chuyển đổi trạng thái này.

Một số thời gian chuyển mạch của một số dòng UPS thường sử dụng

– Santak Ofline: TG500, 1000, Blzer 1200, 2200…thường 4 – 10ms

– APC BVX700U-MS, 1100, 1400…..4 – 6ms

– Dòng Online 0ms

THỜI GIAN CHUYỂN MẠCH ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI THIẾT BỊ

Thời gian này một phần quan trọng để hình thành 02 công nghệ UPS từ trước tới giờ là Offline và Online, tất nhiên là có thêm những yếu tố khác. Và ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hoạt động của thiết bị.

Những thiết bị chuyên dụng cần nguồn điện sạch, thời gian chuyển mạch ít, rất kén nguồn điện thì với các UPS có thời gian này nhiều thường sẽ không sử dụng được. Mà đa phần phải sử dụng công nghệ UPS Online có thời gian 0ms để sử dụng.

Với các máy tính, thiết bị văn phòng, máy đếm tiền, POS,….thì có thể sử dụng UPS có thời gian chuyển mạch 4 – 10ms vẫn ổn.

Hiểu đơn giản như thế này, nếu thời gian chuyển mạch càng ít càng tốt, UPS nào có cái này ngắn thì càng ngon, còn càng lâu thì càng dở. Thiết bị nhạy cần nguồn điện có thời gian này ngắn mà nếu UPS không đáp ứng được thì khi sự cố cúp điện xảy ra, thiết bị cũng bị tắt như thường.

CHẾ ĐỘ BYPASS UPS LÀ GÌ

Chế độ Bypass UPS tức là chế độ mà UPS cấp điện trực tiếp từ nguồn điện cho tải mà không thông qua bo mạch. Lúc này điện từ lưới điện qua chế độ Bypass UPS (dây dẫn) rồi cho ra thẳng luôn thiết bị.

Chế độ Bypass đa phần chỉ có ở các UPS công nghệ Online, còn các công nghệ khác thường không có. Và những UPS công suất lớn thường phải có tủ Bypass ở ngoài để tiện cho việc bảo trì bảo dưỡng mà không phải tắt hệ thống.

Thường thì chế độ Bypass được đặt mặc định trong các UPS, có thể mở hoặc tắt chức này vẫn được tùy vào từng UPS và tùy vào từng nhu cầu sử dụng. Nhưng đa phần nên sử dụng tính năng này.

CÔNG DỤNG CHẾ ĐỘ BYPASS

– Vẫn cung cấp được nguồn điện trực tiếp cho tải mà không làm gián đoạn quá trình hoạt động. Khi bản thân UPS bị sự cố thì tính năng này sẽ kích hoạt sẵn và cho phép điện trực tiếp đi qua.

– Trong công tác bảo trì bảo dưỡng nóng (không thể tắt nguồn điện) thì chuyển UPS qua chế độ Bypass sẽ được thực hiện. Lúc này bo mạch sẽ không còn điện nữa và người kỹ thuật sẽ thao tác việc bảo trì mà không cúp nguồn.

– Trong chức năng ECO đa phần cho việc đấu thầu. Chức năng này có nghĩa là khi UPS hoạt động thì chế độ Bypass sẵn sàng hoạt động và lúc này UPS sẽ cấp điện trực tiếp từ nguồn điện, cho nên hệ số công suất lúc này bằng 1, công suất thực sẽ bằng công suất biểu kiến. Khi có bất kỳ thay đổi trạng thái này thì UPS sẽ chuyển qua chạy ở Inverter ngay.

Trên đây là chia sẽ chúng tôi về 02 thuật ngữ này và mong rằng sẽ góp xíu kiến thức cho những ai đang quan tâm về lĩnh vực này.

Trân trọng!

timtotimlon: