Mã lỗi UPS APC thường là những lỗi cơ bản và hay gặp nhất, với các Bộ lưu điện APC sử dụng tuổi thọ được vài năm hoặc trong điều kiện hoạt động không lý tưởng rất hay gặp.
Mã lỗi UPS APC sẽ được hiển trị trên Panel của UPS đối với các dòng UPS hiển thị bằng LED, còn sau này sẽ có mã lỗi hiển thị trên LCD.
Mã lỗi UPS APC đối với dòng Back UPS
Các dòng Back UPS APC gồm các Model như BX650LI-MS, BK500EI, BX700U-MS, BX1100LI-MS, BX1400LI-MS…
khi UPS bị lỗi thường sẽ báo hiệu thông qua LED, vì Panel các UPS rất đơn giản, chỉ gồm 1 LED hiển thị tình trạng UPS và Còi báo.
1. Lỗi ắc quy yếu: Còi sẽ kêu 1/2 giây 1 cái và kèm theo Led chớp theo để báo hiệu ắc quy có vấn đề. Nên kiểm tra lại ắc quy xem còn tốt không, hoặc nên thay thế acquy mới
2. Lỗi quá tải: UPS sẽ báo còi kêu liên tục và ngắt ngõ ra ngay lập tức. Nên ngắt tải ra để đảm bảo không quá tải cho lần hoạt động sau
3. Sạc acquy bị lỗi: Còi kêu liên tục, kiểm tra ngay bo mạch sạc
4. Lỗi nhiệt độ quá cao: Còi bíp dài 4 giây 1 cái, nếu xem lại chỗ đặt UPS có thoáng mát hay không
5. Lỗi bật UPS im re, không lên nguồn: Có thể lỗi này do bình ắc quy bị hư cũng có thể hư bo mạch nguồn. Phải kiểm tra cả 2 trường hợp
Mã lỗi UPS APC Back – UPS Pro
Dòng Back – UPS Pro là dòng đời mới của UPS APC, hiển thị hoàn toàn bằng LCD và thêm nhiều công nghệ mới. Do đó khi UPS kiểu này bị lỗi sẽ nhìn vào LCD, trên đó xuất hiện các mã lỗi và sẽ cho biết được tình trạng UPS như thế nào.
Những Model UPS APC Back – UPS Pro như BR650MI, BR900MI, BR1200SI, BR1500GI, BR1600MI,.. Những dòng này thường ít được sử dụng ở Việt Nam.
Dưới đây là mã lỗi UPS APC Back – UPS Pro
– F01: Quá tải chế độ ắc quy, nên ngắt ngay những thiết bị cắm vào UPS ngay lập tức, và hãy chắc chắn tải gắn vào UPS phải bằng hoặc nhỏ hơn công suất thực UPS đang có.
– F02: Ngõ ra bị ngắn mạch, có thể tải bạn cắm vào bị ngắn mạch hoặc hư hỏng, nên rút tải ra ngay và thử cắm 1 tải khác vào xem sao.
– F03: Quá tải ở Xcap, tương tự như F01 để xử lý
– F04: Ngắn mạch trong thời gian ngắn
– F05: Quá sạc cho ắc quy
– F06: Relay bị lỗi
– F07: Quá nhiệt – Nhiệt độ trong UPS quá cao, xem lại quạt tản nhiệt nếu có hoặc môi trường đặt UPS có nhiệt độ cao quá không
– F08: Quạt bị lỗi – Xem jack quạt đã được cắm vào bo mạch chưa, hoặc xem thay cái quạt mới
– F09: Lỗi hư bo linh kiện bên trong, nên đem tới trung tâm sửa chữa UPS gần nhất để kiểm tra ngay
Mã lỗi UPS APC với dòng Smart UPS
1. Đối với dòng Smart UPS APC hiển thị LED
Tương tự như trên Hình 1, nếu các lỗi xảy ra tương ứng với các đèn màu đỏ hiển thị.
– Dấu X: lỗi bo mạch bên trong, cần tìm nơi sửa ups uy tín hoặc trung tâm bảo hành để được hỗ trợ
– Nếu battery nhấp nháy đèn: thì nên kiểm tra hệ thống ắc quy hoặc kiểm tra bo mạch xem có hư không
– Overload: Là quá tải, nên cách ly tải ra và khởi động trở lại
2. Đối với dòng Smart UPS APC hiển thị LCD
Tương tự như trên dòng Back – UPS Pro như ở trên đã đề cập
Với các mã lỗi UPS APC ở trên thường hay gặp với các UPS trong quá trình sử dụng, việc kiểm tra xem UPS đang bị lỗi gì và cách khắc phục như thế nào thì bài viết đã chia sẻ.
Có những trường hợp UPS bị lỗi và chúng tôi nghe rất nhiều khách hàng phàn nàn rằng tại sao nó lại bị như thế. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra UPS bị lỗi, các lỗi thường gặp của UPS APC như trên.
Lỗi gây ra có thể do bản chất UPS bị lỗi do xuất xưởng liên qua tới nhà sản xuất, lỗi này hiếm khi xảy ra và thường trong thời gian bảo hành. Sẽ được đổi hoặc bảo hành miễn phí.
Lỗi UPS đa phần còn lại là do quá trình sử dụng và vận hành, mà rất hay gặp nhất đó là sử dụng quá lâu mà không vệ sinh bảo trì bảo dưỡng, kết quả là bo mạch bị oxy hóa, linh kiện bám đầy bụi dẫn tới hỏng.
Cũng có những lỗi UPS sử dụng không đúng cách, vận hành gây sốc điện làm nổ linh kiện, thường gặp với các UPS công suất lớn.
Tip hướng dẫn chung sử dụng UPS APC hiệu quả
- Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, bỏ ra ít thời gian lần đầu sử dụng máy để có thêm kiến thức mà vận hành và sử dụng cho đúng. Tuy đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng
- Lắp đặt UPS vị trí thoáng mát, như lắp đặt máy tính vậy, đặc biệt chỗ nào có máy lạnh phòng lạnh thì càng tốt
- Không sử dụng quá nhiều thiết bị dẫn tới quá tải, quá tải có thể UPS bảo vệ vài lần, nhưng liên tục như vậy thì sẽ hư hỏng
- Nạp xả ắc quy đúng cách, nên xả điện ít nhất 3 tháng 1 lần để đảm bảo acquy được xả điện
- Hãy vệ sinh và bảo dưỡng UPS thường xuyên ít nhất 1 năm 1 lần đối với nơi ít bụi và 6 tháng 1 lần đối với nơi nhiều bụi bẩn
Sử dụng UPS và bảo quản đúng cách sẽ giúp tiết giảm chi phí mua mới hoặc sửa chữa, đồng thời giúp người sử dụng có kiến thức và ý thức bảo vệ thiết bị UPS nói riêng và thiết bị điện tử nói chung.