Hướng dẫn quy trình vận hành UPS chuẩn nhất

Quy trình vận hành UPS (Bộ lưu điện) là điều hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các UPS công suất lớn, nói như vậy không có nghĩa là các UPS công suất nhỏ không quan trọng nhé. Việc vận hành UPS hay sử dụng Bộ lưu điện phải đúng quy trình để tránh hư hỏng đáng tiếc cũng như tăng độ bền cho sản phẩm.

Thường khi mua bất kỳ bộ lưu điện mới nào thì luôn kèm theo 1 cuốn hướng dẫn sử dụng sản phẩm, trước tiên nên đọc sơ qua để nắm thông tin và sẽ có quy trình sử dụng. Tuy nhiên một số UPS viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà chưa có dịch về Tiếng Việt thì đây là bài viết chia sẻ qua nhiều năm hoạt động trong ngành. Mong rằng sẽ đem tới nhiều hữu ích cho mọi người.

Nên nhớ rằng mỗi UPS đều có cách vận hành không giống nhau, tuy rằng có thể nhiều model hay dòng công suất gần nhau thì quy trình vận hành UPS là giống. Nhưng không nên áp đặt rằng chỉ cần hiểu quy trình một vài UPS là bất kỳ UPS nào cũng làm y chang vậy.

Bộ lưu điện là thiết bị công suất gồm bình ắc quy và bo mạch để tạo ra nguồn điện tạm thời cấp cho tải. Chính vì vậy mà điện tạo ra luôn là 220VAC hoặc 380VAC, với điện áp ngày rất là nguy hiểm nếu không thao tác đúng, sẽ dẫn tới những hư hỏng và cháy nổ đáng tiếc xảy ra.

Linh kiện sử dụng đa phần là linh kiện công suất, các IC, Tụ điện công suất lớn, việc làm sai dẫn tới hư hỏng sẽ khiến UPS nổ tung và chập mạch, ngoài làm hư hỏng chính UPS còn có thể ảnh hưởng tới thiết bị kết nối thậm chí là hệ thống điện toàn khu vực đó.

Do đó, hết sức cẩn thận và xin nhắc lại một lần nữa, hãy bỏ thời gian ra để đọc sơ qua quy trình vận hành UPS kèm theo thiết bị hoặc tham khảo bài viết này.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng UPS APC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH UPS

  • Mở UPS chạy chế độ điện lưới
  • Mở UPS chạy chế độ ắc quy
  • Sau khi mở UPS lên mới đấu nối tải sử dụng
  • Đa phần UPS nên cấp điện lưới rồi mới mở UPS
  • UPS đấu nối song song nên tuân thủ quy trình chuẩn của từng hãng
  • UPS công suất lớn có bypass ngoài nên vận hành đúng chuẩn
  • Tắt UPS tuần tự là tắt tải trước rồi mới tắt UPS

1. Mở UPS chạy chế độ điện lưới

Với các UPS công suất nhỏ thường từ 500VA tới 3KVA thì sẽ có sợi cáp nguồn vào để nối điện lưới tới UPS. Lúc này chỉ cần cắm vào ổ điện và đầu kia cắm vào UPS là sẽ cấp điện cho UPS hoạt động.

Tùy vào từng UPS mà cách bật lên khác nhau, thường phía trước UPS sẽ có nút On để bấm lên, đa phần là phải bấm giữ khoảng 3 giây rồi thì UPS sẽ chạy lên.

Với các UPS có màn hình LCD như APC chẳng hạn, thì hãy làm theo hướng dẫn cách bật UPS lên trên màn hình hiển thị. Sau khi UPS đã On lên rồi thì hãy cắm điện vào tải, và nếu chắc chắn hơn thì dùng đồ hồ để đo điện áp ngõ ra UPS xem đúng 220VAC hoặc 230VAC chưa rồi mới cắm tải vào.

Với các UPS có công suất lớn, đầu vào UPS là dạng terminal dạng hộp đấu dây, thì phải trang bị tủ điện, dây cáp cấp nguồn đúng chuẩn và kích thước ứng với từng model UPS.

Vận hành theo thứ tự: Bật CB Input, CB Bypass, chờ vài giây rồi nhấn các nút hướng dẫn trên màn hình LCD. Điều này phải làm đúng tuần tự và đúng quy trình. Sau khi UPS chạy xong hết rồi mới mở CB output.

2. Mở UPS chạy chế độ ắc quy

Ở mục 1 thì chúng ta vận hành UPS chạy bằng điện lưới, tới mục 2 thì sẽ ngắt điện lưới ra bằng cách rút điện lưới ra khỏi UPS. Lúc này UPS sẽ chạy bằng ắc quy thôi, việc làm chỉ áp dụng với các UPS công suất nhỏ và một số ít UPS cho phép khởi động nguội, tức là Cold Start.

Chắc chắn rằng bình ắc quy còn tốt hoặc phải thay thế bình acquy mới để tiến hành làm quy trình này, ắc quy hư hỏng hoặc yếu sẽ không khởi động được

Tiến hành mở nút On UPS lên, hoặc làm theo thao tác hướng dẫn hiển thị trên LCD màn hình, khi UPS đã On lên rồi thì kiểm tra ngõ ra có điện chưa rồi kết nối thiết bị vào.

3. Đấu tải vào sử dụng

Sau khi UPS đã chạy an toàn và ổn định, lúc này kết nối tải vào sử dụng, nếu có nhiều thiết bị thì nên cắm lần lượt và mở lần lượt từng thiết bị vào để tránh sốc công suất. 

Chý ý đấu nối các jack cắm vào output UPS một cách chắc chắn để tránh trường hợp sinh hồ quang điện gây tia lửa điện dẫn tới cháy nổ.

Và lưu ý quan trọng là UPS chỉ cấp điện cho tải có công suất nhỏ hơn công suất UPS, cấp quá tải sẽ rất nguy hiểm và tuyệt đối không được làm.

4. Quy trình vận hành UPS bằng điện lưới trước

Với các UPS công suất lớn thì gần như bắt buột phải cấp điện lưới trước rồi mới bật UPS lên, tránh trường hợp khởi động UPS bằng chế độ ắc quy có thể gây ra hư hỏng. 

Phần này phải đọc kỹ manual kèm theo sản phẩm và hãy cẩn thận khi vận hành cho đúng.

5. Vận hành song song UPS phải đúng chuẩn

Gặp trường hợp cần ghép nối song song nhiều UPS với nhau để tăng công suất dự phòng cũng như giảm thiểu rủi ro khi sử dụng 1 UPS nếu hư hỏng xảy ra.

Vận hành UPS song song

  • Tất cả dây cáp kết nối input UPS phải đấu chung với nhau và tới tủ điện vào 1 CB tổng
  • Tất cả ngõ ra UPS phải đấu chung với nhau và tới tủ điện vào 1 CB out
  • Các UPS nối song song phải có card kết nối song song
  • Mở UPS phải làm tuần tự: Mở CB input, CB Bypass, mở từng UPS lên
  • Tắt UPS cũng làm tuần tự: tắt tải sử dụng, tắt CB output, tắt UPS từng máy

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH UPS

– Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và vận hành kèm theo

– Với UPS không cho phép khởi động ở ắc quy mà vẫn làm

– Cắm tất cả tải vào UPS rồi mới bật UPS

– Tắt UPS rồi mới tắt tải, làm ngược quy trình

– Không có tủ điện để cấp CB input vào UPS

– Bật tắt UPS liên tục trong thời gian ngắn

Trên đây là những quy trình vận hành UPS mà chúng tôi qua nhiều năm kinh nghiệm đúc kết xin gửi tới quý bạn đọc. Khi cần mua hay cần dịch vụ sửa chữa ups xin liên hệ: 0906 394 871 – 097 978 01 09 (Zalo/Viber/Telegram)

timtotimlon: